Ngủ lúc mấy giờ mới tốt?
Mỗi sáng bạn có đặt câu hỏi: Giấc ngủ tối qua thế nào? Bạn đã ngủ mấy tiếng? Tại sao ngủ nhiều vẫn mệt?
Bạn sẽ không nhận ra thời gian ngủ sẽ ảnh hưởng tới cân nặng, sự trao đổi chất của cơ thể, não và tâm trạng của bạn như thế nào.
Chắc chắn bạn biết khoảng thời gian thức dậy của mình. Dựa vào đó, để có một giấc ngủ khoa học, bạn có thể dựa vào bảng dưới đây để tìm thời gian ngủ thích hợp nhé!
NGỦ BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
Thời gian ngủ phụ thuộc vào lứa tuổi của bạn. Trẻ sơ sinh cần ngủ 17 tiếng một ngày, còn người lớn thì chỉ cần khoảng 7 tiếng mỗi đêm.
Bảng thời gian ngủ theo độ tuổi
Dưới 3 tháng tuổi: 14 - 17 tiếng
4 - 11 tháng: 12 - 16 tiếng
1 - 2 năm: 11 - 14 tiếng
3 - 5 năm: 10 - 13 tiếng
6 - 12 năm: 9 - 12 tiếng
13 - 18 năm: 8 - 10 tiếng
18 - 64 năm: 7 - 9 tiếng
Trên 65 năm: 7 - 8 tiếng
Tuy nhiên dù cho ở cùng độ tuổi nhưng thời gian có thể chênh lệch tùy vào cơ địa mỗi người. Có người cần ngủ đủ 9 tiếng mới cảm thấy khỏe, trong khi có người chỉ cần ngủ đủ 7 tiếng đã thấy sảng khoái và sẵn sàng cho một ngày mới.
Quan trọng nhất là bạn cảm thấy thế nào sau mỗi sáng thức dậy
Bạn thấy ổn khi ngủ 7 tiếng, hay cần ngủ ít nhất 8 -9 tiếng mới là đủ?
Bạn có “gật gà gật gù” vào ban ngày không?
Bạn có phải dựa vào caffeine để duy trì sự tỉnh táo?
Người thân có nói bạn trằn trọc hoặc bạn nhận ra có vấn đề với giấc ngủ của mình?
Trả lời những câu hỏi này để có thể đánh giá chất lượng giấc ngủ của bạn
CÁCH TÍNH GIỜ NGỦ
Giấc ngủ được tính dựa trên:
- Thời gian thức dậy
- 5-6 chu kỳ ngủ (mỗi chu kỳ 90 phút)
- 15 phút đi vào giấc ngủ
Hậu quả của việc ngủ không đủ giấc
Ngủ quá ít ảnh hưởng tới hệ thống và chức năng phục hồi của cơ thể. Ngủ quá nhiều cũng khiến bạn mệt mỏi, uể oải, không minh mẫn. Ngoài ra, còn rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng cơ thể nếu ngủ không đúng cách
1. Ảnh hưởng về thể chất: buồn ngủ, đau đầu, xạm da, quầng thâm dưới mắt, da nhợt nhạt
Thiếu ngủ kinh niên sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, huyết áp
Bạn sẽ thèm ăn đường và tinh bột hơn bình thường, dẫn đến thay đổi cân nặng “chóng mặt”
Da sẽ khô, khó phục hồi và tái tạo nếu gặp tổn thương, dễ xuất hiện nếp nhăn, mất đi tính đàn hồi
2. Ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh thần:
Khi thiếu ngủ, bạn sẽ dễ cáu kỉnh, khó chịu hơn, khó quản lý cảm xúc và tâm trạng thay đổi “xoành xoạch”
Mất ngủ về dài khiến bạn dễ mắc các bệnh tâm lý, trầm cảm, rối loạn lo âu,...
Tóm lại, nếu bạn đặt mục tiêu ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm, bảng trên có thể giúp bạn tìm ra thời gian đi ngủ dựa trên thời gian thức dậy của bạn. Một giấc ngủ ngon là điều cần thiết để có một sức khỏe tốt, vì vậy nếu bạn thiếu ngủ hoặc khó ngủ, hãy cân nhắc việc liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Họ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân cơ bản gây khó ngủ và đưa ra hướng dẫn.