Retinol và những điều bạn chưa biết
“Những chuyên gia skincare” chắc hẳn đã biết và nghe đến Retinol. Retinol có mặt trong vô vàn loại sản phẩm trên thị trường với đặc tính chống lão hóa và trẻ hóa làn da. Nhưng Retinol chỉ là một trong số các loại Retinoid khác nhau.
Hãy cùng Well Daily tìm hiểu thành phần này để bạn có cái nhìn đúng hơn trước khi chọn lựa sản phẩm phù hợp với mình nhé!
Retinol là gì?
Trước khi đào sâu tìm hiểu Retinol bạn cần biết Retinoid là gì và phân biệt Retinol với Retinoid.
Retinoid là các hợp chất có nguồn gốc từ vitamin A hoặc những hợp chất tương tự vitamin A. Chúng có thể là ở dạng vitamin A tự nhiên hoặc dạng tổng hợp (do con người tạo ra). Retinoid thường được sử dụng trong chăm sóc da, mỹ phẩm và thuốc.
Retinoid gồm một số loại như sau:
- Retinol (không cần kê đơn)
- Retinoid Este
- Retinoic Axit, còn được gọi là Retin-A
- Isotretinoin, còn được gọi là Accutane
Retinol là một dạng của retinoid có thể được tìm thấy trong các loại kem bôi ngoài da. Thành phần này có thể cải thiện làn da và ít gây kích ứng. Còn Retinoids có thể làm khô và kích ứng da của bạn, vì vậy nên sử dụng cách ngày và tăng dần lên mỗi ngày để da có thể thích ứng.
Retinol thường được sử dụng trong sản phẩm skincare bởi vì Retinol là tiền thân của Retinoic Axit. Retinoic Axit được chứng minh giúp ngăn ngừa lão hóa trên da. Trong khi các sản phẩm chỉ tẩy lớp da chết, Retinol sẽ len lỏi vào sâu bên trong lớp hạ bì của da. Khi ở trong lớp hạ bì, retinol trung hòa các gốc tự do và tăng cường sản sinh elastin và collagen. Điều này giúp làn da đầy đặn hơn, giảm nếp nhăn, giúp điều trị mụn trứng cá và mờ sẹo. Retinol thường được sử dụng để phục hồi và giúp trẻ hóa làn da. Khi sử dụng trên da, nó sẽ lập tức chuyển hóa thành Retinoic Axit. Tuy nhiên, sẽ ít xảy ra tác dụng phụ hơn nếu sử dụng Retinol gốc.
Sử dụng như thế nào?
Trước khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm mới nào để chăm sóc da hằng ngày thì người dùng cần đảm bảo sản phẩm và các thành phần có trong sản phẩm đó không gây kích ứng, phản tác dụng trên làn da của mình. Sử dụng retinol sẽ gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng, mẩn đỏ và bong tróc da. Do đó, bạn nên thoa sản phẩm lên vùng da cẳng tay rồi che phủ và tránh tiếp xúc phần da đó với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 ngày.
Nếu sau khi thử, làn da của bạn không gặp bất kỳ triệu chứng gì khác thường thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng retinol để trị mụn hoặc sử dụng với các mục đích dưỡng da khác ở mặt. Khi dùng retinol trong thời gian đầu thì bạn chỉ nên sử dụng 1 tuần/lần. Sau khi da đã dần dần thích nghi với retinol, bạn có thể tăng dần tần suất sử dụng sản phẩm và có thể dùng chúng mỗi tối khi da đã hoàn toàn thích ứng với loại dẫn xuất vitamin A này.
Nếu bạn sử dụng retinol nhưng không cải thiện tình trạng da như mong muốn. Bạn có thể nói với bác sĩ da liễu đổi sang thành phần retinoid khác phù hợp hơn.
Những người không nên sử dụng retinol hoặc retinoid
Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai do retinol và retinoid có thể gia tăng tỷ lệ sảy thai hoặc ảnh hưởng em bé đang phát triển. Trước khi sử dụng retinol, bạn cần nêu rõ các thuốc và các sản phẩm đang sử dụng với bác sĩ da liễu
Tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm nào khác có chứa retinoid nếu bạn đang sử dụng sản phẩm đã chứa retinoid hoặc retinol.
Bạn có thể xem thành phần của các loại mỹ phẩm chống lão hóa hoặc trị mụn để xem chúng có chứa một trong hai loại này hay không. Khi bạn sử dụng nhiều hơn một sản phẩm có các thành phần này, nó có thể làm tăng khả năng xuất hiện tác dụng phụ.
Nếu bạn đang sử dụng retinol hoặc retinoid, hãy nói với bác sĩ da liễu về các sản phẩm mà bạn có thể muốn tránh. Bởi vì các hợp chất này có thể gây ra tác dụng phụ như bong tróc da hoặc khô da, nên tránh bất kỳ sản phẩm nào làm cho những tác dụng phụ đó trở nên tồi tệ hơn.
Tóm lại, cả retinol và retinoids đều là những sản phẩm hiệu quả giúp giảm nếp nhăn và cải thiện làn da.
Mặc dù retinol và retinoids rất giống nhau, nhưng hai sản phẩm này có những điểm khác biệt — và việc biết về từng loại thành phần có thể giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Bài viết liên quan
5 SẢN PHẨM TREATMENT PHỤC HỒI DA HIỆU QUẢ
16.02.2023
CÁC LOẠI MỠ TRONG CƠ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?
10.02.2023
10 CÁCH TẠO ĐỘNG LỰC GIẢM CÂN
10.02.2023
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ MỤN ĐẦU ĐEN
31.01.2023
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH TẠM BIỆT QUẦNG THÂM MẮT
30.01.2023